Đến Trung Mỹ nằm ở lưng ong châu Mỹ, kênh đào Panama không chỉ là tuyến giao thông thủy quan trọng nối liền Thái Bình Dương với Đại Tây Dương mà còn là một khu du lịch sinh thái hấp dẫn. Từ thế kỷ 15 khi Columbus phát hiện châu Mỹ thì vua Tây Ban Nha Charles V đã thấy được vị trí địa lý độc đáo của xứ Panama và cho đào kênh để nối một số hồ trong vùng Isthmus. Cùng ve may bay di My khám công trình thế kỷ kênh Panama này.
Gần ba thế kỷ sau, Công ty kênh đào De Lesseps của Pháp tiếp tục đào con kênh này và đặt tên Panama. Nhưng do địa hình đồi núi phức tạp và thời tiết bất thường của vùng Isthmus nên công trình bị dang dở sau 10 năm thi công.
Năm 1894 một công ty Pháp nữa vào cuộc. Kênh đào được nối thông hai đại dương nhưng do núi đá vùng Isthmus dày đặc gây khó khăn cho việc đào sâu kênh. Công ty đã nghiên cứu và xây dựng các cửa ngăn nước giúp tàu bè di chuyển vượt địa hình. Dự án khả thi nhưng cần vốn đầu tư lớn. Sau bốn năm thực hiện kênh đào lại bị bỏ dở
Năm 1904 người Mỹ nhảy vào công trình kênh đào Panama. Kế thừa những thứ đã có sẵn, rút kinh nghiệm từ thất bại của công ty Pháp đi trước nên công ty Mỹ có nhiều thuận lợi. Với hơn 75.000 công nhân làm việc miệt mài trong 10 năm, kênh đào Panama được hoàn thành. Kênh dài 80km qua các hồ lớn nhỏ và gồm ba cửa ngăn chính, mỗi cửa có hai lối đi. Để xây dựng kênh đào Panama, người ta đã phải đào và di chuyển 152,9 triệu m3 đất đá. Nếu vận chuyển khối lượng đất đá này trên tàu hỏa thì đoàn tàu sẽ phải dài gấp bốn lần chu vi của Trái đất và có thể dựng nên một bức tường như Vạn Lý Trường Thành.
Ngày 15-8-1914 kênh đào Panama do người Mỹ quản lý và thu lệ phí tàu thuyền bắt đầu đi vào hoạt động. Từ 31-12-1999 Chính phủ Panama đã giành lại sự quản lý kênh đào. Sự ra đời của kênh đào Panama được coi là một cuộc cách mạng trong giao thông đường biển của thế giới. Nhờ có "công trình thế kỷ" này, tàu chở hàng không phải đi qua Nam Mỹ và mũi Kap Horn nguy hiểm, rút ngắn đường đi giữa hai đại dương. Trước năm 1914, muốn đi từ bờ đông sang bờ tây nước Mỹ, người ta phải vòng vèo qua Kap Horn trên một hải trình 26.000 km đầy hiểm nguy. Quãng đường từ New York đi San Francisco nhờ con kênh dài 80 km này đã được rút ngắn khoảng 10.000 km.
Là một trong những kỳ công kiến tạo ấn tượng nhất của lịch sử hiện đại, kênh đào Panama luôn hữu ích cho cộng đồng tàu thuyền quốc tế. Mỗi ngày có trên 40 tàu thuyền chạy qua con kênh này. Tuy vậy, với nhu cầu sử dụng con kênh ngày càng tăng trong khi mực nước hồ Gatun đang giảm dần, con đường thủy quan trọng nhất thế giới phải đối mặt với sự hủy diệt. Nguyên nhân lớn nhất là nạn phá rừng và sự gia tăng khối bùn dưới đáy hồ Gatun.
Năm 2006, Chính phủ Panama đã phê chuẩn kế hoạch mở rộng và nâng cấp con kênh. Mặc dù đã được nâng cấp rất nhiều lần, nhưng kênh đào Panama vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vận tải biển ngày càng tăng. Chính vì vậy, ngày 3/9/2007, Panama đã tiến hành khởi công dự án trị giá 5 tỷ đô la Mỹ để mở rộng kênh đào Panama. Đây là dự án nâng cấp, mở rộng quy mô lớn nhất kể từ khi con kênh đào này được đưa vào sử dụng. Dự án quy mô này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015.
Liên hệ dai ly Korean Air để có những tấm vé máy bay đi Mỹ giá rẻ sẽ đưa bạn đến khám phá Kênh đào Panama "công trình thế kỷ" nằm ở Trung Mỹ theo hotlines 0915 371 119 – 0915 871 119 – 0915 971 119 hoặc địa chỉ: 66B, Cao Thắng, P.4, Q.3, TP. HCM.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét